Web Hosting là gì? Đâu là những loại Web Hosting phổ biến hiện nay? Đây là một trong những thắc mắc của người sử dụng trong việc xuất bản một trang website. Để các bạn không chờ đợi lâu, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn tất tần tật thông tin về Web Hosting.
Tìm Hiểu Web Hosting Là Như Thế Nào?
Web Hosting được biết đến là một trong những dịch vụ online giúp bạn có thể xuất bạn trang web hay xuất bản một ứng dụng web trên Internet. Khi bạn đã đăng ký dịch vụ Web Hosting thì có nghĩa là bạn đã thuê một chỗ để đặt tên server chứa đa dạng các files cùng với dữ liệu cần thiết. Mục đích để trang web của bạn có thể hoạt động được.
một server được biết đến là một máy tính vật lý chạy không gián đoạn để website của bạn có thể luôn hoạt động mọi lúc cho số lượng lớn người truy cập đến. nhà cung cấp Web Hosting lúc này cũng cần chịu trách nghiệm đối với việc giữ server hoạt động, chống tấn công bởi mã độc. Đồng thời là chuyển nội dung từ server xuống trình duyệt của người sử dụng.
Hoạt Động Của Web Hosting
Khi người dùng quyết định tạo một trang web thì lúc này bạn cần tìm hiểu công ty Hosting để có thể cấp cho bạn không gian lưu trữ web tại server. Web Hosting của bạn lúc này sẽ chứa toàn bộ tài liệu, file và database. Bất kể có người nào gõ tên miền tại thanh địa chỉ của trình duyệt thì Web Hosting lúc này sẽ chuyển toàn bộ files cần thiết từ server xuống trình duyệt của nó.
Lúc này, bạn cần chọn gói Web Hosting phù hợp nhất với đa dạng nhu cầu của bạn cùng với mua Web Hosting đó. Thực tế cho thấy thì Web Hosting cũng giống như việc bạn làm thủ tục thuê nhà. Bạn thanh toán theo một chu kỳ thường xuyên để có thể giữ cho server hoạt động liên tục và mạnh mẽ hơn.
Để có thể giảm thiểu được rủi ro thì mỗi gói Hostinger lúc này đều được bảo vệ bởi chương trình hoàn phí trong vòng 30 ngày. Từ đó để có thể đảm bảo được dịch vụ bạn trải nghiệm là phù hợp nhất đối với bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể bắt đầu từ gói cước basic web hosting đã được thiết kế riêng cho những dự án nhỏ nhặt.
Khi trang web của bạn phát triển và cần nhiều không gian hoặc cần lượng lớn tài nguyên server hơn thì lúc này bạn có thể di chuyển lên tới gói Web Hosting cao hơn mà không cần tốn sức để chuyển đổi. Thật vậy, lúc này bạn không cần bắt kỳ kiến thức lập trình nào để có thể thực hiện việc quản trị server cho trang web. Tài khoản của bạn lúc này đã có sẵn giao diện của người dùng. Mục đích để bạn quản lý tất cả các khía cạnh trang web của mình.
Chẳng hạn như bạn có thể đăng tải file HTML cùng với những file khác lên server, cài đặt CMS điển hình như WordPress hay truy cập database của bạn cũng như tạo backup cho site.
Bên cạnh việc cung cấp chỗ đặt cho trang web của bạn thì nhà cung cấp Web Hosting cũng có thể đưa ra đa dạng những dịch vụ khác liên quan đến trang web điển hình như: SSL certificates, Email hosting, Page builders, Developer tools, dịch vụ chăm sóc khách hàng, Cài đặt một click, Tự động backup website,…
Web Hosting Có Những Tính Năng Gì?
Tên miền
Tên miền có nhiệm vụ giúp trang web của bạn dễ dàng hiển thị tên mạng internet hơn là việc thông qua những giao thức mã hóa IP truyền thống.
Dung lượng lưu trữ
Thông số này sẽ đại diện cho khả năng lưu trữ trên trang web. Khi dung lượng lưu trữ đã được sử dụng hết thì trang web lúc này sẽ vận hành rất chậm.
Băng thông
Tiếp đến là băng thông, băng thông có nhiệm vụ mô tả dữ liệu thông qua website của bạn khi đã được phép truyền tải trong một thời gian nhất định.
Bảo mật và sao lưu
Cơ chế bảo mật cũng như sao lưu sẽ giúp dữ liệu được bảo vệ một cách an toàn, đồng thời là phục hồi nhanh chóng mỗi khi xuất hiện trường hợp xấu xảy ra.
Công cụ lập trình
Các công cụ lập trình phần mềm tại internet cùng với những công cụ đã được viết sẵn có mục đích phục vụ đa dạng các hoạt động giao dịch trên trang web điển hình như gửi mail, upload qua trang web. Đồng thời là các dịch vụ email có thể kể đến là email forwarding, POP3 email,….
Các Loại Web Hosting Phổ Biến Hiện Nay
Shared Hosting
Đầu tiên phải kể đến là Shared Hosting. Shared Hosting được biết đến là loại web hosting phổ biến nhất và là sự lựa chọn hàng đầu cho đa dạng các doanh nghiệp nhỏ và blog. Khi bạn nghe tới từ Web hosting thì thường nói đến Shared Hosting. Với Shared Hosting, bạn có thể chia sẻ tài nguyên server với đa dạng những khách hàng khác của nhà cung cấp hosting cho bạn.
Website được đặt tên trên cùng một server để sử dụng chung tài nguyên cùng với bộ nhớ, dung lượng đĩa và sức mạnh xử lý.
Ưu điểm
-
Giá thành phù hợp.
-
Thân thiện cho người sử dụng mới bắt đầu và không cần đến kiến thức kỹ thuật.
-
Server đã được cấu hình sẵn.
-
Control panel dễ dàng sử dụng, thân thiện với người dùng.
-
Nhà cung cấp sẽ chịu trách nghiệm quản lý cũng như vận hành server.
Nhược điểm
-
Ít quyền kiểm soát cho cấu hình server website.
-
Truy cập sẽ tăng đột biến từ những trang web khác có thể làm chậm site của bạn.
VPS Hosting
VPS Hosting được hiểu là loại web hosting sử dụng chung server với người khác. Tuy nhiên, điểm khác biệt của VPS Hosting so với Shared Hosting chính là nhà cung cấp Web host của bạn sẽ phân chia phân vùng cho server cho riêng bạn. Có nghĩa là trong một không gian riêng trên một server vật lý được thiết lập với bộ nhớ cùng với sức mạnh vi được xử lý riêng chỉ dành cho bạn. Trên thực tế cho thấy, VPS Hosting sẽ phù hợp với đa dạng những doanh nghiệp cỡ vừa cùng với các trang web sở hữu sự phát triển nhanh chóng.
Ưu điểm
-
Tài nguyên server riêng mà không phải là server đã mua sẵn.
-
Truy cập lớn từ các trang web khác nhau sẽ không làm ảnh hưởng xấu tới hiệu năng của site của bạn.
-
Truy cập quyền root lên server của web.
-
Dễ dàng và thuận tiện nâng cấp.
-
Khả năng tùy biến của VPS Hosting là cao.
Nhược điểm
-
Chi phí đắt hơn so với gói Shared Hosting.
-
Cần phải trang bị kiến thức kỹ thuật cùng với kiến thức quản trị server cho trang web.
Cloud Hosting
Cloud Hosting đang được coi là giải pháp hoàn toàn đáng tin cậy nhất trên thị trường hiện nay. Lý do bởi dường như nó lúc này hoant oàn không có downtime. Với loại Cloud Hosting, nhà cung cấp lúc này của bạn sẽ sở hữu một bộ các server khác nhau. Files và tài nguyên lúc này sẽ được phân phối trên các server.
Khi một trong những server cloud gặp tình trạng quá tải hoặc có bất kỳ vấn đề nào khác thì traffic của bán sẽ tự động được chuyển tới. Đồng thời là xử lý tại server khác của cluster server này.
Ưu điểm
-
Cloud Hosting gần như không sở hữu downtime.
-
Server hỏng sẽ không ảnh hưởng tới site của bạn.
-
Tài nguyên của Cloud Hosting sẽ được phân phối tùy mỗi nhu cầu.
-
thanh toàn tùy vào mức độ sử dụng của bạn.
-
Cloud Hosting được đánh giá là linh hoạt hơn so với VPS và có khả năng mở rộng.
Nhược điểm
-
Cloud Hosting khó quản lý cost.
-
Cloud Hosting không có quyền root.
WordPress Hosting
WordPress Hosting là một dạng của loại Shared Hosting. WordPress Hosting được thiết kế riêng cho chủ website WordPress. Server của bạn lúc này sẽ có cấu hình riêng cho nền tảng WordPress và site đã được gắn đa dạng các plugin được cài đặt sẵn điển hình như caching plugin cùng với plugin bảo mật.
Bởi lý do cấu hình đã được tùy chỉnh riêng, site của bạn ngay lập tức sẽ được tải nhanh hơn, đồng thời là chạy ngay mà không gặp bất cứ vấn đề gì. WordPress Hosting thường được trang bị nhiều tính năng liên quan đến WordPress chẳng hạn như: WordPress theme được thiết kế riêng biệt, builder kéo thả cùng các công cụ đặc thù riêng.
Đặc biệt, server của WordPress đã được tối ưu để có thể chạy WordPress. Quá trình cài đặt cũng như vận hành WordPress lúc này sẽ hiệu quả hơn rất nhiều trên một WordPress Hosting.
Ưu điểm
-
Giá thành phù hợp, thông thường nó sẽ bắt đầu bằng giá với Shared Hosting.
-
Dễ dàng, thuận tiện sử dụng cho người mới bắt đầu.
-
Một click đã cài được WordPress.
-
Hiệu năng hoàn hảo, tuyệt vời cho WordPress site.
-
Đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật WordPress được đào tạo để có thể xử lý được các vấn đề có liên quan đến WordPress.
-
WordPress plugins cùng với theme đã được cài đặt sẵn.
Nhược điểm
-
Khuyên người sử dụng cho WordPress sites, đây cũng có thể là vấn đề nếu như bạn host trên server nhiều loại trang web mà không phải là WordPress.
So Sánh Sự Khác Biệt Giữa Web Hosting Và Tên Miền
Trước khi đăng ký một dịch Web Hosting nào đó thì bạn cũng cần phải mua cho trang web của mình một tên miền. Vậy Web Hosting với tên miền có khác biệt như thế nào? Web Hosting được biết đến là cung cấp nơi lưu trữ của site của bạn. Tên miền ở đây được hiểu là địa chỉ của site trang web của bạn. Khi user muốn truy cập vào một trang web nào đó, lúc này họ sẽ gõ tên miền lên thanh địa chỉ của Browser, đồng thời Web Hosting lúc này sẽ chuyển dữ liệu đến browser.
Hầu hết tất cả các hosting giá rẻ đều yêu cầu bạn mua một tên miền riêng trước khi sử dụng Web Hosting. Ngoại trừ Free hosting là có hỗ trợ domain dạng thứ cấp hoặc đối với dịch vụ Hosting cao cấp có đi tặng kèm tên miền miễn phí.
Nếu như bạn đã sở hữu tên miền từ trước khì bạn có thể chuyển nó tới cho nhà cung cấp hosting hiện tại. Lúc này bạn sẽ cần đóng phí duy trì tên miền hằng năm để có thể giữ quyền sở hữu tên miền cho trang web của mình. Để biết được tên miền đăng ký được thông, bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ check tên miền miễn phí của nhiều đơn vị uy tín. Bạn cần tìm kiếm những đơn vị uy tín, chất lượng để có thể sở hữu tên miền phù hợp.
Vừa rồi chúng tôi đã chia sẻ cho bạn Web Hosting là gì? Đâu là những loại Web Hosting phổ biến hiện nay. Qua đây chắc chắn các bạn đã hiểu rõ được khái niệm của Web Hosting là như thế nào. Hy vọng bài viết sẽ đem đến cho bạn những thông tin bổ ích mà bạn đang cần tìm kiếm. Đừng quên truy cập vào trang web của chúng tôi hằng ngày để biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!