Trong những năm gần đây, trước sự phát triển của khoa học công nghệ, lĩnh vực AI nói chung và Nhận dạng tiếng nói ( Speech To Text ) nói riêng nhận được rất nhiều sự quan tâm. Sự phát triển của các lĩnh vực này trong tương lai có thể góp phần không nhỏ trong việc giải quyết các vấn đề trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế, thương mại điện tử nhờ vô số ứng dụng như ghi âm hội thảo, phỏng vấn như hỗ trợ phóng viên và các đơn vị, tổ chức có nhu cầu bóc tách băng ghi âm, ghi âm tại hội thảo, họp báo hay trong các cuộc phỏng vấn. Hay hệ thống khám chữa bệnh như tích hợp vào các sản phẩm, dịch vụ tại các cơ sở y tế, giúp tiết kiệm nguồn nhân lực, thời gian và cải thiện chất lượng dịch vụ. Nhưng phổ biến nhất vẫn là khả năng tích hợp vào các thiết bị thông minh trong nhà, trợ lý đắc lực cho người dùng trong các cuộc sống hằng ngày.
Nhận dạng giọng nói được tích hợp trong nhiều thiết bị thông minh trong ngôi nhà nhờ mức độ thuận tiện cao khi người sử dụng không cần phải gõ phím hay các thiết bị điều khiển từ xa để ra mệnh lệnh, qua đó giúp nhanh chóng bật/tắt các thiết bị trong nhà ngư TV, đèn điện,…. Bên cạnh đó, với sự phát triển của khoa học công nghệ, phần lớn hầu hết dữ liệu xử lý mệnh lệnh được thực hiện trên các nền tảng điện toán đám mây, nên người dùng chỉ cần sắm cho mình các thiết bị phần cứng như loa, microphone Bluetooth với nhiều mức giá phải chăng đến từ nhiều nhà phân phối trên thị trường. Ngoài ra tốc độ xử lý mệnh lệnh của Nhận dạng tiếng nói được đánh giá là nhanh hơn con người gấp nhiều lần so với gõ bàn phím thông thường. Ngoài ra nhờ sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI ), các thiết bị nhận dạng tiếng nói giờ đây còn có thể học sâu, hoàn thiện khả năng nhận dạng tiếng nói theo thời gian và hoàn cảnh.
Nhờ khả năng nhận diện tiếng nói, ngày nay ở một số khu đô thị lớn, hầu hết các thiết bị điện tử trong gia đình đều có khả năng nhận dạng tiếng của chủ hộ như bóng đèn điện, quạt, điều hoà, TV, rèm, hệ thống báo động thậm chí hiện đại hơn với các thiết bị trợ lý ảo được thiết kế như một chiếc loa thông minh, ngoài khả năng phát ra nhạc theo giọng nói được lập trình sẵn thì thiết bị này còn cho phép người sử dụng ra lệnh giọng nói để hỏi về các thông tin và điều khiển mọi thiết bị điện tử được kết nối trong ngôi nhà. Những thiết bị này đem lại nhiều lợi ích khi đi ra khỏi nhà mà quên tắt đèn, có thể điều khiển từ xa hay khi về gần đến nhà có thể yêu cầu mở sẵn đèn và máy lạnh để căn phòng mát mẻ trước khi vào, qua đó giúp chủ nhà tiết kiệm tiền điện và bảo vệ môi trường.
Trên thị trường hiện có nhiều doanh nghiệp công nghệ phát triển dịch vụ Nhận dạng tiếng nói. Trong đó sản phẩm của Viettel AI với nhiều ưu điểm vượt trội như độ chính xác cao với việc sử dụng các công nghệ tiên tiến thế giới như mạng nơron sâu kết hợp với các giải pháp cho đặc thù tiếng Việt, cho kết quả nhận dạng với độ chính xác rất cao. Đầu vào đa dạng với hệ thống có thể nhận dạng các đầu vào. Giọng đọc có thể được thu âm trực tiếp hoặc thu âm qua điện thoại, qua tổng đài. An toàn, bảo mật cao bằng việc tự xây dựng hệ thống nhận dạng và sở hữu các máy chủ, đảm bảo an toàn và bảo mật tuyệt đối cho các dữ liệu của khách hàng. Dịch vụ Nhận dạng tiếng nói của Viettel AI được ứng dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực y tế, smart home, thiết bị IoT như loa thông minh, microphone, phòng họp thông minh,… giúp nâng cao chất lượng cuộc sống.