Mã hóa thông tin cực kỳ quan trọng cũng như cần thiết cho mọi lĩnh vực trong cuộc sống của chúng ta. Đặc biệt đối với thời đại công nghệ ngày càng phát triển như vũ bão hiện nay thì mã hóa thông tin lại càng không thể bỏ qua. Mục đích để có thể tăng thêm tính bảo mật cũng như truyền tải dữ liệu thông tin. Tuy nhiên mã hóa thông tin là gì? Lý do tại sao cần phải mã hóa thông tin? Ngay bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải thích cho bạn những thông tin cần biết về mã hóa thông tin nhé!
Tìm Hiểu Mã Hóa Thông Tin Là Gì?
Mạng máy tính hiện nay đang được đánh giá là một môi trường mở. Đồng thời những thông tin được đưa lên Internet hoặc được nhận về Internet đều có thể bị lộ ra bên ngoài bởi những đối tượng xấu. Một trong những phương thức để có thể bảo mật dữ liệu một cách an toàn, đồng thời là được sử dụng phổ biến ngày nay đó chính là mã hóa thông tin.
Mã hóa là như thế nào?
Trước khi tìm hiểu về mã hóa thông tin là gì, chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm về mã hóa. Trong mật mã học, một ngành toán tin ứng dụng trong lĩnh vực công nghệ thông tin mã hóa được biết đến là một phương thức biến đổi thông tin tuyệt vời. Cụ thể đó là các dạng phim ảnh, hình ảnh, văn bản từ dạng thông thường được biến đổi sang dạng thông tin. Lúc này người khác không thể hiểu nếu như không sở hữu phương tiện để giải mã.
Bạn có thể hiểu đơn giản mã hóa ở đây cũng chính là một phương pháp nhằm mục đích đưa ra từ dạng thông tin đã được mã hóa để có thể trở về thông tin ban đâu. Đây được biết đến là quá trình ngược của mã hóa.
Ngày nay, mã hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng và cần thiết cho nhiều người sử dụng. Đặc biệt trong các giao dịch điện tử điển hình như bitcoin. Lúc này nó sẽ giúp đảm bảo được tính bảo mật cao. Đồng thời là bảo mật thông tin toàn vẹn khi truyền trên mạng. Mã hóa lúc này cũng được biết đến là nền tảng cực kỳ quan trọng của nền tảng kỹ thuật điển hình như hệ thống KPI hay chữ ký điện tử.
Khái niệm mã hóa thông tin
Vậy mã hóa thông tin được hiểu là gì? Mã hóa thông tin cũng được xem là một hình thức có mục đích biến đổi dữ liệu sang một dữ liệu mang ý nghĩa hoàn toàn khác với dữ liệu ban đầu trước quá trình nó bị biến đổi. Mục đích của việc mã hóa này chỉ cho phép một số người nhất định mới có thể đọc được dữ liệu này ở trạng thái ban đầu. Cụ thể nó sẽ được thông qua việc giải mã dữ liệu khi đã trải qua quá trình biến đổi.
Hay chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản thì mã hóa chính là việc biến từ dữ liệu ban đầu A trở thành dữ liệu B. Đồng thời, việc đọc được dữ liệu A lúc này sẽ thông qua việc phải giải được mã hóa dữ liệu B về dữ liệu A.
Những dữ liệu nào nên được thực hiện mã hóa?
Ở đây chúng ta sẽ sở hữu hai loại dữ liệu cần được mã hóa như sau:
-
Thông tin nhận dạng cá nhân cùng với sở hữu trí tuệ bí mật của từng doanh nghiệp khác nhau.
-
Thông tin dưới nhận dạng cá nhân bao gồm bất cứ loại thông tin nào mà lúc này người sử dụng khác có thể dùng. Mục đích để nhận dạng duy nhất bạn.
Mã Hóa Thông Tin Và Chức Năng Tuyệt Vời
Như chúng tôi đã nói ở phía trên thì mục đích chính đối với quá trình mã hóa dữ liệu lúc này chính là để có thể bảo vệ được dữ liệu số. Ngay trong khi nó sẽ được lưu trữ trên đa dạng các hệ thống của máy tính, đồng thời là lan truyền qua mạng internet hay lan truyền qua bất cứ các mạng máy tính nào khác.
Các thuật toán mã hóa thông thường sẽ có nhiệm vụ cung cấp đa dạng những yếu tố bảo mật then chốt điển hình như tính xác thực, tính toàn vẹn và không thể thu hồi. Các bước xác thực lúc này sẽ cho phép bạn có thể xác minh được nguồn gốc của từng dữ liệu.
Đồng thời bạn có thể xác minh được tính toàn vẹn và chứng minh được rằng nội dung của dữ liệu lúc này sẽ không bị thay đổi kể từ khi thông tin này vừa được gửi đi. Đặc biệt là bạn sẽ không thu hồi được, mục đích nhằm đảm bảo rằng người đó sẽ không thể hủy việc gửi dữ liệu.
Bên cạnh đó, quá trình mã hóa này sẽ biến toàn bộ các nội dung này sang một dạng mới hoàn toàn. Lý do bởi vậy mà nó có thể làm gia tăng thêm một lớp bảo mật nữa cho dữ liệu của bạn.
Như vậy thì cho dù dữ liệu của bạn lúc này có bị đánh cắp hay không thì việc giải mã dữ liệu cũng được đánh giá là vô cùng khó khăn. Đặc biệt là gần như nó sẽ không thể giải mã. Lúc này không chỉ tốn nhiều nguồn lực để tính toán mà nó còn cần rất nhiều thời gian để giải mã.
Đối với những công ty và tổ chức sở hữu quy mô rộng rãi, thì việc sử dụng mã hóa dữ liệu này là điều cực kỳ quan trọng và cần thiết. Điều này có thể giúp bạn tránh được những thiệt hại cực kỳ lớn khi những thông tin bảo mật nếu vô tình bạn để lộ ra ngoài thì cũng khó có thể giải mã ngay lập tức bởi nó cần một khoảng thời gian nhất định.
Hiện nay, đang có rất nhiều ứng dụng tin nhắn đều được sử dụng quy trình mã hóa, mục đích nhằm bảo mật tin nhắn cho người sử dụng. Chúng ta còn có thể kể đến như Facebook, WhatsApp, đặc biệt là loại mã hóa sử dụng có tên gọi là End-to-End.
Top 4+ Loại Mã Hóa Thông Tin Phổ Biến
Ngày nay, các doanh nghiệp lúc này đều có thể áp dụng đa dạng những phương pháp mã hóa cho dữ liệu. Dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn top 4+ loại mã hóa thông tin phổ biến mà bạn nên nắm bắt.
Mã hóa cổ điển
Mã hóa cổ điển được biết đến là một trong những phương pháp mã hóa đơn giản và cơ bản nhất. Với phương pháp mã hóa cổ điển này thì người gửi cùng với người nhận không cần thiết phải tạo khóa bảo mật. Cụ thể lúc này họ sẽ chỉ cần biết tới những thuật toán sở hữu khả năng để có thể giải mã nó là được.
Tuy nhiên, với phương pháp an toàn thì loại mã hóa này nếu càng đơn giản thì khả năng đảm bảo tính an toàn cho dữ liệu ở loại mã hóa này càng không cao. Đây cũng là một trong những nhược điểm của mã hóa cổ điển.
Mã hóa bất đối xứng
Phương pháp mã hóa bất đối xứng thường được áp dụng thuật toán RSA để có thể thực hiện việc mã hóa. Khóa công khai cùng với khóa bí mật sẽ thường được phương pháp mã hóa bất đối xứng này ứng dụng, mục đích để có được đa dạng những dữ liệu đã được mã hóa. Tuy nhiên, mã hóa bất đối xứng vẫn còn tồn tại nhược điểm đó là tốc độ thực hiện mã hóa cũng giải mã bất đối xứng này là cực kỳ chậm.
Mã hóa đối xứng
Với phương pháp đối xứng thì chỉ cần một từ khóa giống nhau thì lúc này doanh nghiệp đã có thể dễ dàng thực hiện việc mã hóa cũng như giải mã. Đây cũng được xem là cách mã hóa thông tin cực kỳ thông dụng mà bạn nên biết. Cụ thể hai thuật toán phổ biến lúc này sẽ bao gồm DES và AES.
Ngày nay, thuật toán DES không còn được người dùng sử dụng nhiều. Còn thuật toán AES có thể mã hóa những dữ liệu bằng đa dạng những ô khác nhau. Trong đó thì các ô này còn có kích thước khác nhau. Kích thước của chúng càng lớn thì các hacker sẽ càng khó giải mã hơn. Lý do bởi giải mã cần nhiều kỹ năng chuyên nghiệp.
Mã hóa một chiều
Mã hóa một chiều hay còn được gọi là mã hóa Hash. Đây được biết đến là phương pháp mã hóa được sử dụng phổ biến cũng như rộng rãi hơn trong toàn bộ trường hợp doanh nghiệp khi thực hiện giải mã mà không muốn giải mã thành mật khẩu. Thông thường thì sau mỗi lần người dùng đăng nhập, phương pháp mã hóa này sẽ có nhiệm vụ xử lý mật khẩu thành chuỗi ký tự khác nhau.
Ngay sau đó, nó sẽ tiến hành đi so sánh chuỗi ký tự đó với tất cả những thông tin đã được lưu trong cơ sở dữ liệu. Mục đích nhằm xác định mật khẩu này đã đúng hay chưa.
Lý Do Tại Sao Cần Phải Mã Hóa Thông Tin
Như các bạn đã biết, mã hóa thông tin được xem là công việc cực kỳ cần thiết và quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào đang trong quá trình hoạt động hiện nay. Đặc biệt là trong thời đại công nghệ số ngày càng phát triển mạnh mẽ như ngày nay thì mã hóa thông tin không thể bỏ lỡ.
Đây cũng được xem là một giải pháp vô cùng hiệu quả, mã hóa thông tin sẽ giúp cho mọi thông tin của doanh nghiệp được truyển tải trên mạng xã hội và đảm bảo toàn vẹn, an toàn nhất. Dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ những lý do tại sao cần phải mã hóa thông tin.
Truy cập bất hợp pháp được ngăn chặn
Thực hiện mã hóa thông tin lúc này sẽ giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng ngăn chặn được những truy cập bất hợp pháp và những hacker truy cập vào hệ thống thông tin khi đã được trang bị để bảo vệ. Lý do bởi chỉ những người sở hữu quyền truy cập, có mật khẩu để giải mã thì mới đọc để hiểu được toàn bộ thông tin, dữ liệu đã được mã hóa.
Tăng thêm tính bảo mật
Những thuật toán mã hóa dữ liệu lúc này sẽ giúp hỗ trợ cũng như cung cấp thêm cho doanh nghiệp đa dạng các yếu tố bảo mật chủ chốt điển hình như tính xác thực cho xác minh đến nguồn dữ liệu.
Đồng thời là tăng thêm tính toàn vẹn mục đích để có thể đảm bảo được những thông tin không bị thay đổi khi gửi đi, đồng thời là không thu hồi tránh tình trạng gửi dữ liệu bị hủy.
Bên cạnh đó, thực hiện việc mã hóa thông tin tương tự như cách làm để có thể gia tăng thêm tính bảo mật cho mọi thông tin hiện nay. Chính vì vậy, dù dữ liệu của bạn đã bị đánh cắp thì lúc này việc giải mã cũng trở nên cực kỳ khó khăn. Đặc biệt là tốn nhiều công sức và thời gian của người mã hóa thông tin.
Qua đây chúng ta đã hiểu được mã hóa thông tin là gì và lý do cần phải mã hóa thông tin. Mã hóa thông tin là một trong những vấn đề rất cần thiết và quan trọng để có thể bảo mật thông tin khỏi kẻ xấu trong thời đại công nghệ phát triển ngày nay.