Trong ngành lập trình trang web và ứng dụng thì chắc hẳn khái niệm Framework đã quá quen thuộc với các lập trình viên phải không nào? Các lập trình viên thường sử dụng Framework nhằm mục đích để hỗ trợ trong quá trình phát triển, xây dựng một trang web hay một ứng dụng web nào đó của mình. Tuy nhiên để hiểu rõ thêm Framework là gì? Lý do tại sao nên sử dụng Framework thì các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tất tần tật thông tin về Framework nhé!
Tìm Hiểu Framework Là Gì?
Khái niệm Framework
Framework được biết đến là các đoạn code đã được viết sẵn và cấu thành nên một bộ khung, đồng thời là các thư viện lập trình đã được đóng gói. Chúng có nhiệm vụ cung cấp các tính năng có sẵn điển hình như mô hình, API cùng với những yếu tố khác. Nhằm mục đích để có thể tối giản cho quá trình phát triển các ứng dụng trang web phong phú và năng động.
Các Framework giống như chúng ta sở hữu được khung nhà đã được làm sẵn nền móng cơ bản. Lúc này bạn chỉ cần vào và xây dựng nội thất theo ý muốn của mình. Framework lúc này sẽ cung cấp cho nhà lập trình đa dạng những chức năng cơ bản và đơn giản nhất. Tại đây, các lập trình viên sẽ nhận được sự trợ giúp cho quá trình xây dựng cũng như phát triển trang website và ứng dụng web.
Chúng ta cũng có thể ví Framework tương tự như tập các “Vật liệu” cho mỗi lĩnh vực dành cho toàn bộ những lập trình viên. Có Framework các lập trình viên sẽ không cần phải đau đầu thiết kế trước khi sử dụng. Điều này sẽ giúp họ có thể tiết kiệm được thời gian hơn rất nhiều. Chính vì vậy, các lập trình viên lúc này chỉ cần tìm hiểu cũng như sáng tạo trên những Framework khác để có thể tạo ra những sản phẩm theo mong muốn của mình.
- Ví dụ
Để có thể thiết kế một trang website thương mại điện tử, nếu không sử dụng bộ máy Framework chuyên nghiệp sử dụng cho thiết kế web thương mại điện tử thì lúc này người lập trình viên sẽ phải sáng tạo ra cho mình những mắt xích khung sườn, sau đó họ sẽ ghép chúng lại.
Ngược lại thì nếu như có sẵn một bộ Framework thì các lập trình viên lúc này chỉ cần lấy ra từ Framework tất cả những thứ họ cần. Mục đích để có thể xây dựng trang web cũng như kết hợp lại các phần với nhau.
Các bạn hãy hình dung đơn giản cho bộ Framework lúc này tương tự một kho vật liệu xây dựng. Các lập trình viên sẽ lấy ra toàn bộ những mẫu vật liệu này và thiết kế, sáng tạo ra các sản phẩm với hình dạng khác nhau, phù hợp với ý muốn của họ hoặc khách hàng.
Framework có mấy loại?
Hiện nay, Framework có rất nhiều loại cho backend, front end, ứng dụng mobile,… Tuy nhiên phổ biến nhất có lẽ chính là web Framework cùng với các Framework cho mobile. Các Framework ứng dụng trang web được biết đến là các Framework phần mềm đã được sử dụng. Mục đích để có thể sắp xếp hợp lý các ứng dụng trang web và phát triển trang web, các dịch vụ web cùng với các tài nguyên trang web.
Một loại Framework được ứng dụng web phổ biến đó là kiến trúc Model-View-Controller (MVC). Như các bạn đã biết, để có thể lập trình một trang web thì chúng ta cần sử dụng tới 3 ngôn ngữ thành phần chính là HTML, CSS cùng với Javascripts. Sau đó sẽ kết hợp với một ngôn ngữ kịch bản của máy chủ điển hình như PHP, ASP.NET, JAVA,.. với mỗi thành phần khác nhau thì chúng ta lại có các Framework khác nhau.
Bật Mí Những Tính Năng Cốt Lõi Của Framework
Framework có khả năng cao giúp tăng hiệu suất cũng như mở rộng nhiều chức năng, đồng thời sẽ cung cấp các thư viện sẵn có. Từ đó để giúp các nhà phát triển không phải làm lại ngay từ đầu. Một Framework trang web sẽ bao gồm như sau:
Libraries
Đây được biết đến là thư viện các đoạn mã xây dựng đã có sẵn. Sử dụng cho một chức năng nào đó, lúc này bạn có thể tái sử dụng chức năng đó mà không cần phải code lại. Có rất nhiều tools quản lý thư viện điển hình như NPM, Composer,…
API
Đây là phương thức trao đổi dữ liệu quan trọng, sự trao đổi giữa các ứng dụng chính cùng với ứng dụng khác.
Scaffolding
Scaffolding là một bộ khung toàn bộ các quy tắc mà một Framework MVC sử dụng quy hoạch cơ sở dữ liệu và có thể được truy cập dễ dàng.
AJAX
Đây được biết đến là một trong những phần có khả năng update thông tin lên database. Update không cần phải load lại trang.
Caching
Caching sẽ giúp người sử dụng có thể giảm được request đến máy chủ, giúp cho tốc độ load trang được tăng lên đáng kể.
Security, Compilers
Security được biết đến là một Framework xác thực cũng như ủy quyền user. Còn Compilers ở đây là trình biên dịch từ code của bạn qua ngôn ngữ cho máy chủ.
Ưu Điểm Và Nhược Điểm Cần Nắm Bắt Của Framework
Ưu điểm
Framework chính là một phần quan trọng để có thể tạo nên đa dạng những phần mềm và ứng dụng hiện nay. Nó sẽ đem đến cho người sử dụng đa dạng những ưu điểm như:
-
Framework được trang bị sẵn các tính năng chung cho ứng dụng và phần mềm. Ví dụ đa số toàn bộ các trang web thương mại điện từ lúc này cần có phần đăng ký, đăng nhập cũng như quản lý dữ liệu cho người dùng thì Framework lúc này đã xây dựng sẵn các tính năng này, đồng thời người lập trình chỉ cần đưa vào sử dụng khi đang xây dựng trang web.
-
Framework có nhiệm vụ giúp lập trình viên tiết kiệm được tối đa thời gian và công sức trong quá trình phát triển phần mềm và ứng dụng.
-
Framework cho phép các sản phẩm ứng dụng kế thừa toàn bộ những tính năng và cấu trúc đã được tiêu chuẩn hóa. Điều này sẽ giúp cho quá trình vận hành cũng như bảo trì và khắc phục được sự cố để ứng dụng một cách dễ dàng hơn.
-
Còn cho phép người sử dụng có thể mở rộng tùy ý dựa trên những gì mà Framework đã cung cấp ra ngoài. Lập trình viên lúc này có thể mở rộng đa dạng các tính năng bằng phương pháp ghi đè có chọn lọc lên đa dạng các lớp có sẵn. Hoặc bạn có thể viết thêm chức năng mới trên nền tảng Framework, miễn là phải tuân thủ theo một số tiêu chuẩn nhất định.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm thiết thực thì Framework cũng tồn tại một số những hạn chế nhất định như:
-
Framework cần tốn khá nhiều thời gian và công sức để có thể học cách làm chủ.
-
Khi sử dụng Framework, kích thước của ứng dụng cũng như phần mềm sẽ cực kỳ lớn. Trong nhiều trường hợp thì một trang web có khả năng nặng đến hàng trăm MB code, dù chưa chứa bất kỳ nội dung nào.
-
Khi viết code thì lập trình viên lúc này cần phải tuân thủ đúng các quy tắc mà Framework đã đề ra trước đó.
-
Framework thường sở hữu kích thước lớn, chính vì vậy sẽ không thích hợp với việc phát triển ở ứng dụng quá nhỏ.
Lý Do Tại Sao Nên Sử Dụng Framework?
Đầu tư vào nhiều nhiệm vụ không thuộc công nghệ
Lý do đầu tiên mà chúng ta nên sử dụng Framework chính là đầu tư vào nhiệm vụ mà không phải trong công nghệ. Đây được xem là nguyên tắc cực kỳ cơ bản của một Framework. Không phải phát minh lại bánh xe như những cách truyền thống.
Đồng thời cần loại bỏ việc báo cáo trước, các nhiệm vụ sở hữu giá trị gia tăng thấp để có thể hoàn toàn tập trinh vào các quy tắc kinh doanh. Điển hình như phát triển các thành phần chung.
Ví dụ như một Framework sẽ giúp nhà phát triển không phải mất từ 2-3 ngày để có thể tạo ra một biểu mẫu xác thực. Thời gian được lưu có thể sẽ dành riêng cho đa dạng các thành phần cụ thể hơn. Đồng thời đó là các bài kiểm tra đơn vị tương ứng, cung cấp đến cho bạn mã vững chắc, bền vững cũng như chất lượng cao.
Nâng cấp và bảo trì được đảm bảo
Về lâu dài thì một Framework sẽ đảm bảo tuổi thọ của các ứng dụng này. Nếu như một nhóm phát triển theo ý của họ thì chắc chắn chỉ có nhóm cụ thể đó mới có khả năng duy trì, đồng thời là nâng cấp ứng dụng một cách dễ dàng. Đây cũng là cách mà một nhà xuất bản hỗ trợ một giải pháp độc quyền.
Mặt khác thì cấu trúc mà một Framework công tác sẽ cung cấp cho ứng dụng, từ đó sẽ giúp hoàn toàn có thể tránh được những cạm bẫy này. Đồng thời nó cũng mang lại cho bất kỳ nhà phát triển nào.
Cho dù họ có tham gia vào sự phát triển này của nó hay không. Hơn nữa, khả năng dễ dàng đáp ứng của ứng dụng được đánh giá cao. Điều này cũng để duy trì nó theo thời gian, để nâng cấp nó một cách nhanh chóng và gọn gàng.
Về vấn đề này thì một khung không phải là một hộp đen như nhiều người vẫn thường nghĩ. Nó vẫn chính là PHP. Các ứng dụng được phát triển sẽ không giới hạn trong vũ trụ mà chúng có thể tương tác với đa dạng thư viện PHP nào khác.
Lời Khuyên Cho Các Lập Trình Viên Khi Sử Dụng Framework
Bạn cũng nên học và phát triển đa dạng các kỹ năng viết code bằng cách thành thạo ngôn ngữ lập trình của mình trước khi bắt tay vào sử dụng các Framework. Mục đích để có thể phát triển được ứng dụng. Nếu không thì lúc này bạn có thể bỏ lỡ những trải nghiệm quý giá với công nghệ cơ bản được tồn tại trong một Framework.
Nếu như bạn chưa phải là một lập trình viên chuyên nghiệp thì lúc này điều cần thiết đó chính là bạn cần phải hiểu được Framework là gì. Kiến thức này chắc chắn sẽ giúp bạn có thể dễ dàng hơn khi gặp thử thách phức tạp, đồng thời nó sẽ giúp bạn có thể trở thành một nhà phát triển kỹ năng có tổng thể.
Nhiều lập trình viên front-end đã đóng góp vào đa dạng các Framework mã nguồn mở, mục đích để hỗ trợ toàn bộ cộng đồng lập trình viên hiện nay. Ví dụ như các nhà phát triển tại Google xây dựng Polymer và Angular JS thì cả hai đều được cung cấp miễn phí cho toàn bộ các nhà phát triển front-end.
Nhiều nhà phát triển lúc này sẽ phát triển, đồng thời là hỗ trợ cộng đồng front-end bằng cách đóng góp cho đa dạng các thư viện mã nguồn mở. Sau khi viết Framework là gì cũng như nắm được một số điều cần biết về Framework thì bạn cần tìm hiểu thêm MVC, đây là mô hình cần thiết cho một lập trình viên. Có được như thế thì bạn mới nắm chắc được Framework.
Hy vọng qua bài viết Framework là gì? Lý do tại sao nên sử dụng Framework trên đây đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất về Framework. Đây là những kiến thức tuyệt vời giúp bạn có thể hiểu rõ được Framework và những điều liên quan.