Nếu như bạn đang là dân lập trình chuyên về hệ thống hoặc lập trình cho phần mềm Android thì chắc chắn cụm từ Firebase đã không còn quá xa lạ. Đây được biết đến là một thuật ngữ cực kỳ quen thuộc trong giới lập trình từ trước đến nay. Tuy nhiên, nếu như bạn vẫn chưa hiểu rõ Firebase là gì? Ưu và nhược điểm của Firebase như thế nào thì cùng chúng tôi theo dõi bài viết này nhé!
Tìm Hiểu Firebase Là Gì?
Khái niệm của Firebase
Firebase ở đây chính là dịch vụ cơ sở dữ liệu hoạt động trên nền tảng của đám mây – cloud. Đi kèm với đó chính là hệ thống máy chủ cực kỳ mạnh mẽ đến từ Google. Chức năng chính đó là giúp người sử dụng lập trình được những ứng dụng bằng phương pháp đơn giản hóa các thao tác cùng đa dạng cơ sở dữ liệu.
Cụ thể đó chính là những giao diện lập trình cho ứng dụng API đơn giản. Mục đích đó là tăng số lượng người sử dụng, thu lại nhiều lợi nhuận hơn bao giờ hết. Đặc biệt đó còn là dịch vụ đa năng và bảo mật cực hoàn hảo.
Firebase giúp hỗ trợ cả hai nền tảng Android cùng với IOS. Không có gì khó hiểu nếu như lập trình viên lựa chọn Firebase làm nền tảng đầu tiên để có thể xây dựng ứng dụng cho toàn bộ người dùng trên thế giới.
Firebase và lịch sử phát triển
Gần một thập niên trước thì Firebase đã ra đời với tiền thân chính là Envolve. Đây chính là một nền tảng đơn giản chuyên cung cấp ra những API cần thiết, mục đích để tích hợp tính năng chat vào trang web của bạn. Bên cạnh những ứng dụng nhắn tin trực tuyến thì Envolve lúc này còn được sử dụng để truyền cũng như đồng bộ hóa dữ liệu cho đa dạng các ứng dụng khác điển hình như trò chơi trực tuyến.
Chính vì vậy, các nhà sáng lập lúc này đã tách biệt hệ thống nhắn tin trực tuyến cũng như đồng bộ dữ liệu thời gian thực hành hai phần riêng biệt. Trên cơ sở này thì từ năm 2012, Firebase đã ra đời với sản phẩm cung cấp chính là dịch vụ Backend-as-a-Service. Tiếp theo đó là vào năm 2014, Google đã mua lại Firebase, đồng thời Google đã phát triển nó thành một dịch vụ đa chức năng đã được hàng triệu người sử dụng cho đến nay.
3 Hoạt Động Của Firebase Cùng Chức Năng Hoàn Hảo
Firebase Authentication
Hoạt động nổi bật nhất của Firebase đó chính là xây dựng những bước xác dụng người sử dụng thông qua Email, Twitter, Facebook, Google hoặc GitHub. Bên cạnh đó, hoạt động của Firebase Authentication cũng hỗ trợ xác thực nặc danh cho đa dạng những ứng dụng khác.
Hoạt động xác thực của Firebase có thể giúp cho toàn bộ thoogn tin cá nhân của những người sử dụng sẽ được an toàn hơn. Điều này cũng đảm bảo được tài khoản và các thông tin cá nhân của người dùng sẽ không bị đánh cắp.
Firebase Hosting
Firebase Hosting chính là cách thức hoạt động tiếp theo mà chúng tôi muốn nhắc đến. Đây được biết đến là hoạt động được phân phối thông qua tiêu chuẩn công nghệ bảo mật SSI từ một hệ thống mạng CDN.
CDN ở đây chính là cụm từ được viết tắt của Content Delivery Network. Đây chính là một mạng lưới máy chủ giúp việc lưu trữ lại các bản sao của nội dung tĩnh. Tất cả những nội dung tính này sẽ nằm ở bên trong website, đồng thời trực tiếp phân phối đến các máy chủ PoP khác. Mạng lưới của máy chủ CDN lúc này sẽ được thiết đặt ở khắp nơi trên toàn thế giới. Từ máy chủ Pop – Points of Presence, nguồn dữ liệu lúc này sẽ được gửi đi đến những người cuối cùng.
Firebase Realtime Database
Firebase Realtime Database sở hữu dạng một JSON đã được đồng bộ thời gian đến với toàn bộ các kết nối Client. Để có được hoạt động này thì tất cả các lập trình viên cần phải đăng ký tài khoản trên Firebase.
Dữ liệu trong database lúc này sẽ tự động cập nhật một cách liên tục khi phát triển các ứng dụng. Sau khi đã được cập nhật thì toàn bộ những dữ liệu này sẽ được truyền tải thông qua đa dạng các kết nối SSI có 2084 bit.
Đánh Giá Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Firebase
Sau khi đã hiểu được khái niệm Firebase là gì và những hoạt động nổi bật của Firebase. Ngay sau đây bạn sẽ được tìm hiểu thêm về ưu và nhược điểm của ứng dụng này.
Ưu điểm
Nền tảng Firebase được sử dụng phổ biến và rộng rãi trên khắp nơi. Lý do bởi ứng dụng này sở hữu cho mình vô vàn các ưu điểm nổi bật khác nhau.
Sử dụng đơn giản, dễ dàng
Những người sử dụng có thể dễ dàng đăng ký một tài khoản Firebase thông qua Google. Đồng thời, người dùng cũng có thể sử dụng Firebase trong quá trình phát triển ứng dụng sao cho đơn giản và dễ dàng nhất.
Tốc độ phát triển nhanh chóng
Ưu điểm thứ hai của Firebase chính là Firebase hỗ trợ phát triển ứng dụng cực kỳ nhanh chóng. Điều này sẽ giúp lập trình viên có thể giảm bớt được thời gian để có thể phát triển và tiếp thị ứng dụng.
Cung cấp đa dạng các dịch vụ khác nhau
Firebase còn cung cấp cho người sử dụng đa dạng các dịch vụ cho mục đích phát triển cho trang website. Người sử dụng có thể lựa chọn database Firebase hoặc Realtime theo đúng mong muốn của mình.
Nền tảng Google phát triển mạnh mẽ
Firebase đã được Google mua lại, đồng thời nó trở thành một phần của Google. Ứng dụng này sẽ được khai thác một cách triệt để sức mạnh, đồng thời là các dịch vụ hiện đang có sẵn của Google.
Giao diện của người sử dụng được chú trọng
Firebase là ứng dụng dễ dàng cho phép các lập trình viên có thể tập trung hơn vào việc phát triển giao diện của người sử dụng thông qua kho Backend mẫu mã vô cùng đa dạng.
Firebase app không sở hữu máy chủ
Chính ưu điểm này sẽ giúp cho Firebase có thêm được khả năng tối ưu hóa nhất về hiệu suất làm việc nhờ vào quá trình mở rộng cụm database.
Tạo ra lưu lượng truy cập
Firebase lúc này sẽ hỗ trợ người dùng trong việc tạo lập ra các chỉ mục. Đồng thời, Firebase cũng giúp nâng cao thứ hạng của ứng dụng trên bảng xếp hạng cho Google, nhờ đó mà lượt traffic của nó sẽ tăng lên đáng kể.
Theo dõi lỗi chính xác
Đây được biết đến là công cụ để có thể phát triển và khắc phục lỗi cực kỳ tuyệt vời. Nhờ đó mà khi sử dụng, bạn hoàn toàn không cần phải lo lắng mình sẽ để lại sót lỗi.
Chức năng sao lưu hoàn hảo
Cách sử dụng Firebase để có thể sao lưu thường xuyên và đảm bảo tính sẵn có luôn được đánh giá cao. Đồng thời, chức năng này cũng giúp cho thông tin cũng như dữ liệu được bảo mật một cách an toàn nhất có thể.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm trên thì Firebase vẫn còn xuất hiện một số hạn chế như sau:
Firebase không phải là mã nguồn mở
Điều này sẽ giúp cho ứng dụng Firebase trở thành một sự lựa chọn không quá tối ưu đối với đa dạng các nhà phát triển. Người sử dụng lúc này sẽ không thể sửa đổi được mã nguồn Firebase.
Người dùng không thể truy cập vào mã nguồn
Đối với những ứng dụng lớn thì quá trình chuyển đổi sang các nhà cung cấp khác sẽ không dễ dàng. Để có thể làm được điều này thì toàn bộ Backend cần phải được xây dựng từ đầu.
Nền tảng không hoạt động tại nhiều quốc gia
Firebase chính là Subdomain của nền tảng Google. Trang web chính thức của Firebase ở thời điểm hiện tại đang bị chặn ở đa dạng các quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có cả Trung Quốc.
Firebase chỉ hoạt động với NoSQL và CSDL
Người sử dụng lúc này sẽ không thể xử lý được dữ liệu một cách nhanh chóng bởi Firebase chỉ sử dụng JSON và hầu như sẽ không có SQL. Chính vì vậy, để có thể di chuyển từ CSDL sẽ không hề dễ dàng.
Firebase chỉ chạy trên Google Cloud
Firebase đã trở thành một phần lớn của Google và toàn bộ cơ sở hạ tầng của ứng dụng đều hoạt động trên nền tảng Google Cloud. Người sử dụng lúc này sẽ không thể chạy ứng dụng trên toàn bộ đơn vị cung cấp đám mây khác.
Có Nên Sử Dụng Firebase Cho Những Ứng Dụng Lớn?
Firebase là ứng dụng cung cấp cho người sử dụng 2 nhóm sản phẩm chính tập trung vào 2 đối tượng đó là:
-
Develop & test your app: Đối tượng này có khả năng phát triển, kiểm tra thử đa dạng các ứng dụng đã được thiết kế.
-
Grow & engage your audience: Đối tượng này sẽ phân tích dữ liệu, đồng thời là tối ưu hóa trải nghiệm cho người sử dụng.
Nếu như bạn đang cân nhắc trong việc sử dụng ứng dụng Firebase cho các ứng dụng lớn, ứng dụng lưu trữ data hoàn toàn trên Firebase thì hy vọng rằng qua bài viết này sẽ giúp bạn được phần nhỏ nào.
Tóm tắt về Realtime Database của Firebase đó là có nhiệm vụ trong việc lưu trữ cũng như đồng bộ dữ liệu người sử dụng trong thời gian thực. Toàn bộ các ứng dụng hỗ trợ tính năng này có khả năng trong việc lưu trữ, đồng thời là lấy dữ liệu từ máy chủ cực kỳ nhanh. Toàn bộ các dữ liệu này được lưu trữ trong hệ thống CSDL hỗ trợ NoSQL. Đồng thời nó được đặt trên nền tảng máy chủ của đám mây.
Dữ liệu này đã được ghi cũng như đọc với thời gian thấp nhất được tính bằng mili giây. Nền tảng này sẽ hỗ trợ đồng bộ hóa toàn bộ dữ liệu của người sử dụng kể cả khi không có kết nối mạng. Từ đó đảm bảo tại nên trải nghiệm xuyên suốt bất chấp tình trạng kết nối mạng internet của người dùng.
Firebase đã là ứng dụng quá nổi tiếng và phổ biến đã được chúng tôi giải đáp bên trên. Đến đây chúng ta cùng nhau nói về Realtime Database của Firebase, nó được xét trên những trường hợp sau đây:
-
Bạn đang cần viết ra ứng dụng E-commerce, đồng thời là sử dụng Firebase để lưu data, trong ứng dụng này sẽ có tính năng WishList.
-
User lúc này sẽ được phép thêm vào đa dạng các sản phẩm vào WishList của họ, miễn là nó sẽ không trùng với nhau.
-
Liệu bạn sẽ xây dựng được cấu trúc lưu trữ của Firebase ra sao để tính năng này làm việc tốt nhất có thể.
Dựa vào những trường hợp này mà bạn sẽ quyết định có nên sử dụng Firebase cho những ứng dụng lớn hay không.
Vừa rồi, chúng tôi đã giải thích cho bạn Firebase là gì? Đặc biệt chúng tôi đã đánh giá được ưu điểm và nhược điểm của Firebase là như thế nào. Đây là những thông tin hữu ích và tuyệt vời mà chúng tôi muốn cung cấp cho người đọc. Hy vọng qua bài viết này bạn đã tìm hiểu rõ ràng Firebase là gì và những điều liên quan nhé!