Schema Markup hay còn được biết đến là đánh dấu lược đồ. Đây là một trong những cách tốt nhất để giúp trang web của bạn nổi bật hơn so với những đối thủ SEO trên kết quả tìm kiếm của Google. Đây cũng là lý do tại sao bạn cần Schema Markup cho trang web và thêm nó vào website của mình. Tuy nhiên để biết rõ hơn Schema Markup là gì? Đâu là những loại Schema Markup phổ biến hiện nay thì cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Tìm Hiểu Schema Markup Là Gì?
Schema Markup được biết đến là một trong những hình thức tạo ngữ cảnh đã được thêm vào trong website HTML của bạn. Nó có nhiệm vụ giúp toàn bộ các bộ máy tìm kiếm lớn hiểu cũng như làm nổi bật lên phần thông tin cần thiết cho nội dung của trang web. Hơn nữa, nó còn tỏ ra đặc biệt hiệu quả khi giúp cho bộ máy tìm kiếm quét và index trang web của bạn một cách tốt hơn.
Schema Markup còn giúp bot của công cụ tìm kiếm hiểu được những loại dữ liệu đang có trong site của bạn là như thế nào. Từ đó để có thể tạo ra được ngữ cảnh phù hợp cho mọi kết quả tìm kiếm, điều này được dựa trên thông tin quan trọng đã được đánh dấu bằng Schema Markup.
Tất nhiên lúc này thì các bộ máy tìm kiếm hoàn toàn có thể đọc được code HTML của bạn. Tuy nhiên thì nó sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý các loại dữ liệu chồng chéo phức tạp hiện nay. Schema Markup còn là cách gọi để có thể giảm nhẹ công việc của search engines. Từ đó giúp nó có thể đọc hiểu và hiển thị các thông tin quan trọng mà trang web muốn đưa ra.
Bây giờ chắc chắn bạn đã biết Schema Markup là gì, ngay dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn lý do tại sao Schema Markup lại quan trọng với SEO như vậy và được sử dụng phổ biến nhé!
Tầm Quan Trọng Của Schema Markup Đối Với SEO
Schema Markup sẽ giúp bạn có thể hỗ trợ đa dạng các đoạn mã chi tiết, thông thường nó sẽ đem lại tỷ lệ nhấp cao hơn trên mọi kết quả tìm kiếm. Điều này cũng có ý nghĩa chính là khi bạn sử dụng Schema Markup thì nó sẽ đem đến cho bạn số lượng lớn truy cập hơn vào trang web của bạn.
Toàn bộ điểm của việc cấu trúc cho dữ liệu của bạn lúc này sẽ là giao tiếp tốt hơn đối với đa dạng các công cụ tìm kiếm điển hình như Google. Khi Google lúc này đã hiểu được các thực thể ở mức độ sâu hơn thì nó sẽ làm nhiệm vụ cung cấp kết quả tốt hơn đối với người tìm kiếm. Những mục như rich cards, rich snippets cùng với knowledge graph sẽ được xuất hiện trên nền tảng SERPs sau khi đã được thu thập thông tin từ những dữ liệu có cấu trúc.
Những Loại Schema Markup Phổ Biến Hiện Nay
Hiện nay có hàng trăm các loại Schema Markup khác nhau bởi tồn tại rất nhiều câu hỏi khác nhau mà người dùng lúc này cần chuyển sang công cụ tìm kiếm để trả lời.
Đánh dấu lược đồ cho công ty, tổ chức
Đánh dấu lược đồ tổ chức để có thể làm rõ được phần giới thiệu của công ty, doanh nghiệp của bạn. Bao gồm ở đó chính là logo chính thức, thông tin liên hệ cùng với vị trí, hồ sơ xã hội. Điều này sẽ giúp bạn sở hữu được đa dạng các thông tin cơ bản, ngắn gọn của một công ty. Đồng thời nó cũng giúp mọi người có thể dễ dàng tìm thấy thông tin mà họ cần để có thể liên lạc với họ ngay lập tức.
Đánh dấu lược đồ của từng cá nhân
Đánh dấu lược đồ cho từng cá nhân sẽ hiển thị toàn bộ thông tin về một cá nhân nào đó. Chẳng hạn đó là thông tin về tên, ngày sinh, địa chỉ, các thành viên trong gia đình và trình độ học vấn. Google giả định lúc này cho rằng nếu như bạn đang tìm kiếm một ai đó theo tên thì bạn có thể đang tìm kiếm một số thông tin cơ bản của cá nhân đó.
Chính vì vậy, với lược đồ này nó sẽ nhằm mục đích đưa ra cho bạn câu trả lời mà lúc này bạn cần tìm kiếm mà không cần phải nhấp qua một trang web nào khác.
Đánh dấu lược đồ Local Business
Tiếp đến chính là đánh dấu lược đồ Local Business,Schema Markup lúc này rất phù hợp với các công ty đang theo Local hoặc theo chi nhánh Local của một tổ chức nào đó. Nó sẽ giúp người tiêu dùng có thể tìm thấy vị trí riêng biệt của công ty cùng với các thông tin quan trọng của công ty như địa chỉ, số điện thoại, giờ mở cửa và những thông tin liên hệ liên quan.
Doanh nghiệp địa phương ở đây được hiểu là một doanh nghiệp hoặc chi nhánh thực tế, cụ thể của một trong những tổ chức nào đó ví dụ như: Ngân hàng, nhà hàng, sân chơi, cơ sở y tế, trường học,…
Đánh dấu lược đồ phiếu mua hàng, sản phẩm
Đánh dấu lược đồ phiếu mua hàng và sản phẩm sẽ được sử dụng để bán một mặt hàng cụ thể nào đó của một dịch vụ hoặc một sản phẩm bất kỳ. Cả hai sẽ đều cho phép cung cấp đa dạng những thông tin sản phẩm một cách rõ ràng. Điển hình như giá cả cùng với trạng thái. Tuy nhiên đánh dấu phiếu mua hàng lúc này cũng được yêu cầu thuộc tính giá cùng với đơn vị tiền tệ, trong khi đánh dấu sản phẩm chỉ yêu cầu thuộc tính tên.
Điều này sẽ giúp sản phẩm và dịch vụ của bạn đặc biệt nổi bật so với những phần còn lại nếu như đối thủ cạnh tranh lúc này không sử dụng nó hoặc sẽ cho phép người dùng dễ dàng so sánh bạn cùng với các đối thủ khác nếu như họ đang bán cùng một sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Schema Markup Đem Lại Những Lợi Ích Gì?
Schema Markup khá đơn giản nhưng đây lại là phương pháp dễ nhất để có thể kết hợp vào việc tối ưu hóa tìm kiếm của bạn. Đồng thời, Schema Markup sẽ giúp tối ưu được trang web để có thể tăng thêm hạng tìm kiếm. Bên cạnh đó, nó sẽ tăng thêm thông tin hiển thị khi tìm kiếm, đồng thời nó sẽ tăng CTR cùng với những thông số khác.
Mục tiêu của SEO chính là tăng thêm số lượng lớn traffic đến website của bạn. Điều này sẽ được thông qua truy cập tự nhiên trên trang kết quả tìm kiếm của mình. Đồng thời, Schema Markup chính là một trong những công cụ tuyệt vời để có thể làm được điều này. Khi bạn thiết lập một Schema Markup vào trang web thì lúc này bạn sẽ cho phép Googlebot sử dụng toàn bộ thông tin trên site của mình một cách có kiểm soát hơn.
Cách rich snippet hiện lên không chỉ phụ thuộc vào nội dung của trang web mà nó còn phụ thuộc vào Schema Markup của nó. Điển hình đối với một số bài đánh giá thì bạn cũng có thể giúp nó hiển thị thêm đa dạng thông tin như số điểm hoặc số sao mà nó nhận được. Đối với một sản phẩm thì kết quả sẽ hiện giá đồng thời là hiện số lượng hàng tồn kho.
Bên cạnh đó, nội dung đôi khi cũng có thể bị tối nghĩa hơn, nội dung trở nên khó hiểu đối với bộ máy tìm kiếm lúc này. Đặc biệt là đối với những từ ngữ hoặc cụm từ sở hữu nhiều nghĩa. Chính vì vậy, chúng ta cần phải gia tăng ngữ cảnh cho bài viết và cho trang web. Bạn hoàn toàn có thể an tâm vig Schema Markup có thể làm được việc này. Chính vì vậy search engine sẽ nhận ra ngay nội dung cụ thể mà bạn tìm kiếm là gì.
Kết quả lúc này là khi tìm kiếm những thông tin nổi bật sẽ được hiển thị rõ ràng. Nó không chỉ làm giàu cho nội dung mà còn khiến nội dung trở nên đẹp mắt hơn. Chính vì vậy, đảm bảo thu hút lượng khách truy cập và nhấp vào bài viết nhiều hơn. Các tag của Schema Markup lúc này bao gồm heading tag, meta description cùng với từ khóa.
Một Số Công Cụ Hỗ Trợ Tạo Schema Markup
Nếu như bạn đã sẵn sàng thêm những dữ liệu cấu trúc vào trang website của mình thì dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn một số công cụ tạo dữ liệu cấu trúc trực tuyến. Những công cụ này hoàn toàn miễn phí và là công cụ tốt nhất để bạn sử dụng.
Trình trợ giúp Schema Markup dữ liệu cấu trúc Google
Đây được biết đến là một trong những công cụ tương tác sẽ cho phép bạn có thể dễ dàng nhấp vào xung quanh trang web hoặc nhấn vào gmail của mình. Đồng thời bạn có thể gắn nhãn cho từng mục trên trang mà bạn muốn đánh dấu ngay lúc này.
Hall Analysis
Hall Analysis sẽ cho phép bạn có thể dễ dàng đăng nhập thông tin về doanh nghiệp cũng như lượng người, sản phẩm, sự kiện, tổ chức và trang web địa phương. Mục đích để có thể tạo ra một đoạn mã JSON – LD để có thể sán vào HTML trên trang web của bạn. Trình tạo này cực kỳ đơn giản, dễ dàng sử dụng và đảm bảo hoàn hảo cho mọi chủ sở hữu trang web.
Microdata Generator.com
Ở vị trí thứ 3 chính là Microdata Generator.com. Đây được biết đến là một công cụ đơn giản và tuyệt vời. Công cụ Microdata Generator.com đem đến nhiều hữu cho đa dạng các doanh nghiệp địa phương của bạn.
Merkle Schema Markup Generator
Cuối cùng chính là Merkle Schema Markup Generator, công cụ này sẽ xuất hiện ở định dạng vi dữ liệu hoặc JSON – LD.
Hướng Dẫn Cách Thêm WordPress Schema Markup Cùng Schema Plugin
Cách đơn giản nhất để có thể thêm Schema Markup vào nền tảng website chính là sử dụng Schema Plugin. Plugin lúc này sẽ hoạt động với đa dạng những Schema cũ, lúc này nó sẽ tích hợp vào trong Plugin Yoast SEO của bạn.
Để có thể cài đặt Plugin này thì lúc này bạn hãy chuyển tới mục Plugins -> Add new. bên trong trang admin của WordPress bạn sẽ tìm được từ “Schema”. Sau đó bạn hãy cài đặt và kích hoạt Plugin này rồi tiếp đến là chuyển tới mục Schema -> Settings để có thể bắt đầu cấu hình plugin nhé!
Ngay sau đó, bạn hãy điền mọi thông tin cơ bản điển hình như trang About Page, Contact Page rồi tiếp đến bạn hãy upload logo trang web của mình lên nhé! Bằng cách điền các thông tin như content, search result hoặc knowledge graph. Kết quả tìm kiếm này sẽ được tối ưu trên từng khu vực của người dùng.
Sau khi đã xong bước trên, tiếp theo bạn hãy chuyển tới mục Schema -> Types. Đồng thời bạn chỉ định Schema Markup nào sẽ được thêm vào loại hoặc category nào của một bài viết nào đó. Nếu như Plugin ở trên không phù hợp thì bạn có thể lựa chọn một trong số các Plugin Schema Markup như sau:
-
WPSSO Schema JSON-LD Markup.
-
All In One Schema.org Rich Snippets.
-
Rich Reviews.
-
Markup (JSON-LD) structured in schema.org.
-
WP SEO Structured Data Schema.
Trên đây, chúng tôi đã giải thích cho bạn Schema Markup là gì? Đâu là những loại Schema Markup phổ biến hiện nay? Qua đây chắc chắn các bạn đã biết được rõ khái niệm của Schema Markup để có thêm hiểu biết về Schema Markup cho SEO website.