Nếu bạn cần triển khai một blog, điều đầu tiên (và quan trọng nhất) là chọn nơi viết blog ở đâu. Không phải tất cả các nền tảng viết blog đều như nhau, vì vậy, bạn cần chọn một nền tảng có đầy đủ tất cả các tính năng.
Tin tốt là ở bài viết này, chúng tôi đã nghiên cứu để giúp bạn so sánh đâu là nền tảng viết blog tốt nhất. Khi hoàn tất bài đọc, bạn sẽ biết được:
- Tính năng nào bạn cần tìm hiểu để chọn ra nền tảng blogging tốt nhất.
- Viết blog ở đâu trong 9 nền tảng CMS sau: WordPress, Joomla!, Drupal, Pyro, SilverStripe, Textpattern, Serendipity, Jekyll, và Subrion.
Bạn sẽ cần thuê một dịch vụ lưu trữ web để cài một trong số các nền tảng ở trên lên. Bạn có thể tham khảo mua tên miền và hosting giá rẻ của chúng tôi, và tận dụng tính năng 1 click cài đặt các CMS trên.
Trước tiên, hãy thử tìm hiểu các điểm bạn cần lưu ý để chọn một trang viết blog phù hợp nhất.
Cần chú ý gì khi chọn trang viết blog tốt nhất
Có rất nhiều nền tảng bạn có thể dùng để tạo một blog chuẩn, để cho bài blog của bạn có thể chuyển tới mọi người đọc chỉ trong vài giờ. Thường thì những nền tảng này là một nhánh của hệ quản trị nội dung – Content Management Systems (CMSs). Có nghĩa, những nền tảng này chủ yếu được xây dựng để bạn xuất bản nội dung lên trên web.
Khi bạn chọn nơi viết blog ở đâu, bạn sẽ cần CMS đó có khả năng sau:
- Có công cụ soạn thảo văn bản mặc định. Thường nội dung của blog là văn bản, vì vậy, bạn cần chọn một CMS nào có sẵn tính năng này và có thể định dạng văn bản một cách tốt.
- Chức năng bình luận. Để phát triển blog lớn, bạn cần có một mục bình luận tốt để tăng tương tác và thời gian xem trang.Vì vậy, một nền tảng blog tốt là nền tảng có thể giúp bạn quản lý bình luận dễ dàng.
- Độ tùy biến cao. Ngày nay có rất nhiều CMS có thể giúp bạn tùy chỉnh giao diện và chức năng của blog dựa trên add-on. Điều này rất quan trọng kể cả cho một blog đơn giản, vì nó giúp bạn thêm bất kỳ tính năng nào bạn cần.
- Khả năng mở rộng. Lý tưởng nhất là bạn chọn những nền tảng có khả năng mở rộng cao, để có thể quản lý nhiều loại nội dung mà không làm chậm website lại, blog của bạn có thể sử dụng hết đầy đủ tìm năng của nó.
- Dễ sử dụng. Tạo một blog sẽ không quá mức thời gian cũng không quá phức tạp, vì vậy bạn không cần một lập trình viên để thiết kế web giúp bạn. Vì vậy, việc chọn một nền tảng đơn giản, dễ dùng, gọn gàng thì tiện hơn cả để vừa học vừa làm.
Đây là danh sách chuẩn mà bạn nên ghi nhớ khi bắt đầu chọn nơi viết blog. Hiện tại thì có khá nhiều nền tảng có thể đáp ứng được điều đó. Hãy tham khảo các lựa chọn hàng đầu của chúng tôi nhé!
Viết blog ở đâu? 9 nền tảng tốt nhất để làm blog
Tất cả nền tảng dưới đây đều là những CMS dùng để “tự host”, hoàn toàn miễn phí. Vì viết blog bằng những nền tảng mã nguồn mở này sẽ không bị giới hạn tính năng. Nên bạn chỉ cần chuẩn bị một web hosting riêng.
Chọn nhà cung cấp hosting nào là do bạn, nhưng nếu chưa biết chọn ở đâu, bạn có thể tham khảo các gói hosting của chúng tôi để bắt đầu.
Dựa trên độ phổ biến, tính năng và mức độ sử dụng, các nền tảng viết blog tốt nhất năm 2022 hiện nay:
1. WordPress
Nếu bạn thường đọc blog của chúng tôi, chắc hẳn bạn biết là chúng tôi rất thích dùng WordPress. CMS này chiếm tới hơn 35% thế giới web, khiến nó giống như là hủ mật ong vậy. Dĩ nhiên, không tự động nó trở thành nền tảng blog phù hợp nhất cho bạn.
Điều khiến WordPress nổi bật là khả năng dễ dùng và tính năng mở rộng của nó. Ngày này, hầu hết các nhà cung cấp blog đều cho phép bạn cài đặt WordPress site với chỉ vài cú click. Sau đó bạn còn có thể thêm theme và plugin một cách dễ dàng để có thể thêm tính năng hoặc thay đổi bất kỳ giao diện nào bạn thích:
Ngoài bộ thư viện đồ sộ chứa add-on, WordPress còn có thể mạnh nhờ cộng đồng người dùng lớn. Nếu bạn gặp bất kỳ lỗi nào, việc tìm hướng dẫn sửa lỗi hoặc nhận trợ giúp trực tiếp từ người dùng khác cũng đơn giản hơn. Tóm lại, WordPress là lựa chọn an toàn nhất, có khả năng mở rộng không giới hạn, và dễ dùng nhất kể cả khi bạn là người mới hoàn toàn trong thế giới blog này.
Ưu điểm:
- Nhiều nhà cung cấp blog hosting cung cấp trực tiếp gói riêng dành cho WordPress
- Bạn có thể tiếp cận hàng ngàn themes và plugin (cả miễn phí lẫn trả phí)
- Nền tảng này có chu trình học dễ dàng, và bạn cũng có thể dễ nhận được sự giúp đỡ từ mọi người.
- Ngoài blog ra, bạn còn có thể sử dụng WordPress để dựng bất kỳ loại website nào bạn muốn.
Nhược điểm:
- Tùy chỉnh giao diện blog có thể khá rắc rối nếu không có plugin page builder, đặc biệt nếu bạn là người mới.
- Có nhiều theme chất lượng thấp và plugin không tố mà bạn phải tránh.
Giá làm website WordPress khá rẻ, chỉ khoảng 49.900VNĐ/th cho chi phí hosting và ~23k -300k/năm cho chi phí tên miền
2. Joomla!
Khi chọn những nền tảng CMS tốt nhất, Joomla! là một cái tên thường được đem ra so sánh nhiều nhất với WordPress. 2 nền tảng này có nhiều điểm chung. Vì vậy, nếu bạn không biết viết blog từ đâu thì cứ chọn 1 trong 2 là được, cả 2 đều là mã nguồn mở có khả năng mở rộng tốt.
Tuy nhiên, Joomla! đem lại trải nghiệm đặc biệt hơn. Nó cho bạn khả năng thiết lập trang web rộng hơn so với WordPress, bạn có thể nhìn thấy ngay tại dashboard:
Nhưng cũng chính vì có nhiều tùy chỉnh hữu dụng hơn, nó sẽ khó học hơn một chút so với WordPress. Joomla! có điểm cộng là giúp việc bảo trì web rất dễ dàng. Đối với kinh nghiệm của chúng tôi, thường bạn sẽ không gặp lỗi gì sau khi cập nhật Joomla! hoặc các extension của nó.
Tóm lại, có rất nhiều người chọn WordPress và Drupal vì chúng có nhiều addon hơn. Tuy nhiên, Joomla! giống như CMS kết hợp cả 2 vậy. Vì nó dễ vận hành hơn, không đòi hỏi bạn phải là lập trình viên, và có đủ tính năng mặc định để bạn sử dụng mà không phải cài thêm phần mở rộng.
Ưu điểm :
- Có nhiều công cụ mặc định hơn là WordPress
- Website tạo bằng Joomla! thường dễ vận hành hơn, cập nhật ít gặp lỗi hơn.
- Nó dễ học, dễ tìm hiểu hơn, đặc biệt nếu bạn là người mới.
- Nền tảng có tài liệu hướng dẫn sử dụng rất chi tiết và hữu dụng.
Nhược điểm:
- Không có nhiều themes và extension như là các đối thủ của nó.
3. Drupal
Drupal là một cái tên lớn khác mà nhận được nhiều sự chú ý từ cộng đồng sử dụng CMS, bên cạnh WordPress và Joomla!. Nền tảng đặc biệt này phổ biến cho các website chuẩn doanh nghiệp, vì nó hướng đến việc đảm bảo bảo mật cao hơn.
Viết blog ở đâu chứ ở Drupal bạn sẽ có đủ tính năng cần thiết để sử dụng. Chương trình soạn thảo văn bản của nó có rất nhiều chức năng để tùy chỉnh và định dạng.
Một lý do để Drupal là lựa chọn hàng đầu của các site lớn là nó cực kỳ bảo mật, mạnh mẽ hơn hầu hết các CMS khác như là Joomla! và WordPress. Tuy nhiên, có một điểm trừ là Drupal khó để được chọn nếu bạn không phải là một lập trình viên có kinh nghiệm. Hơn nữa, nếu dùng Drupal tạo một blog đơn giản thì như hơi khoa trương.
Vậy, Drupal phù hợp khi bạn muốn tạo blog cho công ty của bạn và sẵn sàng đầu tư ít thời gian để trở thành một lập trình web. Nếu không, chắc bạn sẽ mất … khá nhiều tóc khi cố chỉnh cho mọi thứ như ý muốn đấy.
Ưu điểm:
- Có chuẩn bảo mật cấp doanh nghiệp.
- Có hàng ngàn plugin và template miễn phí để tùy chỉnh website.
- Dễ dàng mở rộng website của bạn, nhờ vào kiến trúc quản lý mạnh mẽ.
- Sử dụng bản phân phối đặc biệt của Drupal để cài đặt một loại website đặc biệt.
Nhược điểm:
- Học cách sử dụng Drupal khá khó, trừ khi bạn đã có kinh nghiệm về lập trình web.
4. Pyro
Chúng tôi đã nói về một vài trong số các platform blooging nổi tiếng nhất bạn có thể chọn. Nhưng giờ, hãy xem qua các lựa chọn khác mà có thể bạn chưa biết đến.
Pyro là một CMS nền Laravel, tự hào là một nền tảng ưu việt cho lập trình viên. Đặc biệt khi dùng để viết blog, Pyro còn có giao diện quản lý tiên tiến, giúp bạn có toàn quyền tùy chỉnh cách blog hoạt động. Hơn nữa, nền tảng này cũng rất dễ để điều chỉnh nội dung.
Khi tạo một blog Pyro, điều đầu tiên bạn thấy là dashboard này hiện đại và rất gọn gàng như sau:
Overall Pyro là lựa chọn tuyệt vời cho những blog đơn giản và cả những website phức tạp. Tuy nhiên, khi bạn triển khai blog thành một website phức tạp hơn thì hơi khó khăn, vì bạn cần tự tùy chỉnh mã nguồn của nó để thực hiện các thay đổi lơn. Dĩ nhiên, cũng có rất nhiều extension giúp Pyro làm điều này nhưng chúng khá đắt, nên chi phí vận hành blog của bạn sẽ tăng lên đáng kể khi muốn mở rộng.
Ưu điểm:
- Sử dụng hệ thống mặc định để giúp bạn điều khiển giao diện của bài viết.
- Vậ hành blog bằng giao diện quản lý tiên tiến với nhiều lựa chọn.
Nhược điểm:
- Triển khai nhiều tính năng tiên tiến cần bạn có nhiều kinh nghiệm sử dụng PHP.
- Nhiều modules thêm vào trong Pyro có thể khá đắt, nên nó có thể tăng chi phí vận hành.
5. SilverStripe
Nếu bạn đang tìm một nền tảng blog tốt nhất mà có sự kết hợp của tính dễ dùng và sức mạnh cao, SilverStripe là một lựa chọn rất tuyệt vời. Đầu tiên, bạn sẽ thấy một giao diện khá bỏng bẩy so với các CMS khác:
Nếu để ý kỹ hơn, SilverStripe có rất nhiều tính năng cho việc biên tập bài viết. Như giúp bạn xem trước bài viết trong quá trình viết, nó còn mặc định hỗ trợ SEO để giúp bài viết tăng hạng. Hơn nữa, nền tảng này còn có tính năng báo lỗi, giúp bạn giám sát các vấn đề ngay trong dashboard – giao diện quản lý.
Với kinh nghiệm của chúng tôi, SilverStripe có thể khiến bạn thất vọng nếu bạn muốn có nhiều lựa chọn về templates. Chỉ có một số theme nhất định và chưa chắc đáp ứng được nhu cầu của bạn nữa. Bạn hoàn toàn có thể tùy chỉnh trang web bằng HTML và CSS, nhưng việc này đòi hỏi nhiều công sức và kiến thức kỹ thuật về việc lập trình web.
Ưu điểm:
- Có tính năng quản lý nội dung mạnh mẽ.
- Mặc định tích hợp SEO cho từng bài viết.
- Giám sát trang lỗi ngay trong dashboard.
- Gia tnag8 tính năng website bằng plugin và theme.
Nhược điểm:
- Số lượng themes có sẵn bị hạn chế, bạn cần chỉnh trang web thủ công bằng tay và bằng kiến thức coding của bạn.
6. Textpattern
Nếu bạn muốn viết blog ở đâu mà đơn giản nhất, hoặc xem qua các CMS mạnh mẽ như là WordPress và Joomla! và nghĩ rằng “mình không cần tất cả các tính năng này” thì Textpattern là lựa chọn blogging tốt nhất cho bạn.
Trong số tất cả những platform mà chúng tôi đã test thử, Textpattern là đơn giản nhất. Trang quản l1y của nó cũng nói lên điều đó:
Textpattern không có trình biên tập hiện đại. Tuy nhiên, nó hoạt động tốt với ngôn ngữ Textile và Markdown, giúp bạn tự cho tỳ chỉnh mà khôn gphải thêm tags vào nội dung. Như vậy, để viết blog bằng Textpattern, bạn cần có kiến thức về code, chủ yếu là HTML, CSS và JavaScript.
Nhưng platform này cũng hỗ trợ themes và plugins, nhưng các lựa chọn cũng ít. Cũng có vài lựa chọn rất tốt. Nhưng Textpattern tự cho là bạn chỉ cần một blog đơn giản nhất có thể, nên không cần gì khác đặc biệt.
Ưu điểm:
- Là nền tảng blogging nhẹ nhất mà bạn có thể tìm thấy.
- Hỗ trợ ngôn ngữ Markdown và Textile để định dạng văn bản.
- Hỗ trợ bạn sử dụng HTML, CSS, JavaScript, và các tag mặc định để đặt vào trang.
Nhược điểm:
- Bạn cần có kiến thức phát triển web nhất định và có biết ngôn ngữ định dạng văn bản.
- Không có nhiều lựa cohn5 cho themes và plugins.
7. Serendipity
Serendipity tự định vị nó là một weblog thay vì là một CMS, dựa vào tính năng của nó chỉ đặc thù cho việc viết blog. Nên nếu bạn đang lưỡng nên viết blog ở đầu thì cứ chọn nền tảng này, vì nó chuyên biệt để cài đặt một blog đơn giản và bạn là đối tượng khách hàng của nó.
Serendipity cũng hỗ trợ nhiều templates, hầu hết đều khá đơn giản. Cho nên thường các Serendipity blog không thắng nhiều giải thưởng về thiết kế lắm. Tuy nhiên để bù đắp cho việc thiếu hụt về giao diện, nó mạnh bằng việc có nhiều tính năng mạnh mẽ và rất thân thiện cho việc viết blog. Ví dụ như, trình biên tập của Serendipity có nhiều tính năng, tính năng quản lý ảnh và video, và các chức năng cao cấp như taxonomy.
Hơn hết, platform này cũng tự đống chống spam, và hỗ trợ nhiều người dùng. Tóm lại, nó có đủ tính năng để bạn sử dụng nếu mục đích của bạn chỉ cần tìm một nơi viết blog tốt nhất. Nó cũng không đòi hỏi bạn có kiến thức lập trình.
Ưu điểm:
- Bạn có quyền truy cập vào tất cả tính năng bạn cần, trong một gói dịch vụ tất cả trong một dễ dùng nhất.
- Hướng lợi từ hệ thống chống spam đặt biệt của nền tảng này.
Nhược điểm:
- Serendipity themes không bóng bẩy, nó chỉ giúp cho công việc được hoàn thành tốt..
- Khả năng mở rộng từ blog lên thành trang nào đó khác sẽ bị hạn chế.
8. Jekyll
Jekyll không giống bất kỳ nền tảng blogging nào mà chúng tôi liệt kê ở trên. Nó hoàn toàn sử dụng dòng lệnh để điều khiển, và không có giao diện quản lý. Nếu không thích loại này thì bạn cứ tiếp tục đọc tiếp các CMS khác ở dưới vậy.
Nếu đã quen với dòng lệnh, Jekyll có thể giúp ích được rất nhiều. Nó là nền tảng blog nhẹ nhàng nhất mà bạn có thể tìm được, nó giúp tạo trang web tĩnh nhanh như chớp.
Với Jekyll, bạn có thể sử dụng HTML, CSS, Markdown text và template Liquid để tạo site đơn giản. Triết lý của nền tảng này là loại bỏ những phần không cần thiết khỏi quá trình tạo nội dung, giúp lập trình viên setup ngay một blog chỉ trong ít phút.
Mặc dù cách tạo blog qua CMS này cực kỳ trực tiếp, nhưng Jekyll lại không hỗ trợ các lựa chọn căn bản như trang, bài viết, giao diện tùy chỉnh và phân loại nội dung. Nó không sử dụng database và cũng không hỗ trợ bình luận.
Ưu điểm:
- Giúp bạn tạo blog bằng dòng lệnh.
- Hỗ trợ taxonomies cho blog.
- Giúp bạn tạo website tĩnh bằng HTML, CSS, Markdown và template Liquid.
Nhược điểm:
- Chỉ phù hợp cho những ai biết dùng lệnh command line.
- Quản lý website Jekyll cần biết lập trình cơ bản như HTML và CSS.
- Không hỗ trợ trình biên tập có giao diện.
9. Subrion
Cuối cùng nhưng không phải tệ nhất, hãy xem qua Subrion. Để so sánh cho tiện thì chúng tôi sẽ so nền tảng này với WordPress. Trên thực tế, nó rất giống với WordPress ở phần giao diện quản lý:
Còn so về tính năng, Subrion cũng tích hợp đủ các tính năng cơ bản bạn cần để viết blog. Nó giúp bạn thiết lập trang và bài viết, nó cũng hỗ trợ trình biên tập văn bản mạnh mẽ. Platform này cũng hỗ trợ tính năng SEO mặc định, và nhiều chức năng hữu dụng khác.
Một trong số chúng là khả năng quản lý subscriptions cho websites để dùng ngay. Có nghĩa là bạn có thể tạo mọt blog dạng private, và bạn quản lý lượt thuê bao ngay trong dashboard. Platform này hỗ trợ themes và tempaltes, mặc dù nó không có nhiều như là WordPress do WordPress lâu đời và nhiều người dùng hơn.
Ưu điểm:
- Giúp bạn dễ dàng cài đặt blog và các loại website khác.
- Giúp bạn dễ dàng quản lý các thuê bao của blog và kiểm soát doanh thu.
- Hỗ trợ nhiều plugin và themes.
Nhược điểm:
- Nó không có nhiều add on như các nền tảng blog phổ biến khác.
Nếu thuận lợi, bạn có thể dùng một phần mềm trong nhiều năm. Vì vậy, ngay từ bước ban đầu khi tìm hiểu nên viết blog ở đâu, hãy chọn một nền tảng blog phù hợp nhất cho bạn. Chúng tôi rất thích dùng WordPress, nhưng nó không phải là lựa chọn duy nhất ngoài kia. Mỗi nền tảng trong danh sách trên đều có thế mạnh nhất định cho các blogger và người dùng.