Bạn đã nắm chắc được khái niệm giao thức truyền thông là gì chưa? Bạn đã hiểu được khái niệm cũng như chức năng của giao thức truyền thông ra sao chưa? Nếu chưa nắm bắt được thì ngay bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn toàn bộ những thắc mắc về giao thức truyền thông và những điều liên quan. Hãy cùng tham khảo toàn bộ bài viết này với chúng tôi nhé!
Tìm Hiểu Giao Thức Truyền Thông Là Gì?
Để có thể hiểu được giao thức truyền thông là gì thì trước hết chúng ta cần phải hiểu rõ ràng từng khái niệm cụ thể của giao thức là gì và truyền thông là gì. Trước hết chúng ta cần hiểu giao thức ở đây là những hướng dẫn, quy định hay quy tắc cho phép hướng dẫn một hành động hay cho phép thiết lập đa dạng các cơ sở nhất định. Mục đích nhằm phát triển một thủ tục nhất định.
Mặt khác, truyền thông ở đây chính là khái niệm có nhiều cách sử dụng, được dùng với mục đích để có thể đặt tên cho việc phổ biến cũng như tiếp nhận thông điệp một cách chính xác.
Hơn nữa, giao thức truyền thông được biết đến là bộ những quy tắc cần phải lưu ý và tuân thủ trong việc trao đổi thông tin trong mạng giữa đa dạng các thiết bị nhận cũng như truyền dữ liệu. Các tiêu chuẩn và giao thức truyền thông hiện đã được sử dụng phổ biến ở hệ thống tự động hóa đối với sản xuất và công nghiệp.
Với sự phát triển mạnh mẽ ngày nay của các ngành công nghiệp tự động hóa sẽ chính là sự áp dụng rộng rãi đa dạng các giao thức truyền thông điển hình như Profibus DP, Profibus PA, Modbus TCP,Modbus RTU,…
Toàn bộ các giao thức truyền thông thuộc mạng máy tính đều có nhiều các tính năng nhằm mục đích giúp đảm bảo được việc trao đổi dữ liệu sao một cách tin cậy qua các kênh truyền thông không có tính hoàn hảo. Tất cả những giao thức này có thể được thực hiện qua phần cứng, phần mềm hoặc thông qua sự kết hợp của cả hai với nhau.
Giao Thức Truyền Thông Trong Mạng Máy Tính
Khái niệm về mạng máy tính
Trước khi đi tìm hiểu giao thức truyền thông trong mạng máy tính thì chúng ta cần phải đi tìm hiểu mạng máy tính là gì. Mạng máy tính ở đây là tập hợp các máy tính đã được kết nối theo một cách nào đó, mục đích để chúng có thể trao đổi dữ liệu, đồng thời là chia sẻ thiết bị. Một mạng máy tính sẽ bao gồm ba thành phần chính điển hình đó là:
-
Máy vi tính
-
Thiết bị mạng cần đảm bảo kết nối được các máy tính với nhau.
-
Phần mềm được cho phép giao tiếp giữa các máy tính:
-
Phạm vi kết nối chỉ trong 1 phòng, 1 tòa nhà hoặc toàn cầu.
-
Lợi ích đối với máy tính sử dụng
Chúng ta cần phải sao chép một lượng lớn dữ liệu từ máy tính này sang bên máy tính khác trong khoảng thời gian ngắn. Mà việc sao chép bằng đĩa mềm, thiết bị nhớ flash hay đĩa CD lúc này sẽ không đáp ứng được.
Bên cạnh đó, có nhiều máy tính có thể chia sẻ được dữ liệu, thiết bị, phần mềm hoặc những tài nguyên đắt tiền điển hình như bộ xử lý tốc độ cao, ổ cứng có dung lượng lớn, máy in laser màu tốc độ cao,…
Giao thức truyền thông, phương tiện của mạng máy tính
Để có thể tạo mạng máy tính thì các máy tính lúc này cần phải được kết nối vật lý với nhau. Bao gồm 2 loại đó chính là có dây điển hình là Cable truyền thông hoặc không dây đó là sóng radio, sóng qua vệ tinh, bức xạ hồng ngoại.
Không chỉ thế bạn cần phải tuân thủ các quy tắc giao tiếp thông nhất như giao thức truyền thông, giao thức được sử dụng phổ biến nhất ngày nay đó chính là giao thức TCP/IP.
Hoạt động của giao thức truyền thông mạng
Các giao thức truyền thông mạng sẽ phân tách đa dạng các quy trình lớn hơn thành các chức năng cũng như nhiệm vụ nhỏ hơn, riêng biệt trên toàn bộ các cấp độ mạng. Trong mô hình chuẩn này hay còn được gọi là mô hình OSI sẽ xuất hiện 1 hoặc nhiều giao thức mạng để có thể đảm nhận được các hoạt động tại mỗi tầng mạng trong quá trình trao đổi ngay lúc đó.
Giao thức mạng và điểm yếu cần nắm bắt
Một điểm yếu lớn nhất được phát hiện trong các giao thức mạng đó chính là chúng có thiết kế không bảo mật. Sự thiếu bảo vệ này đôi khi sẽ tạo ra điều kiện cho đa dạng các cuộc tấn công độc hại, điển hình như nghe lén hoặc cache poisoning.
Từ đó gây ảnh hưởng tiêu cực và trực tiếp đến hệ thống. Kiểu tấn công phổ biến nhất vào các giao thức mạng lúc này thường là broadcast attack trên tất cả các router giả lập, dẫn traffic vào các máy chủ bị tấn công thay vì các máy chủ đích, đây sẽ là nơi nhận traffic.
Top 3 Giao Thức Truyền Thông Phổ Biến Trong Hệ Tự Động Hóa
Giao thức Profibus
Giao thức Profibus được biết đến là một mạng Fieldbus đã được thiết kế nhằm mục đích thực hiện giao tiếp giữa máy tính cùng với PLC dựa trên cá nguyên tắc Token Bus. Chúng sẽ không đồng bộ ở chế độ thời gian thực lúc này.
Các Profibus sẽ có nhiệm vụ giúp xác định mối quan hệ truyền thông giữa nhiều master cùng với giữa master với slave. Nó có khả năng cao trong việc truy cập theo chu kỳ hoặc không theo chu kỳ tùy ý. Tốc độ truyền tối đa của nó lên tới 500kbit/s. Ở một số trường hợp thì chúng có thể lên tới 1,5Mbp hay 12Mbp.
Khoảng cách bus tối đa lúc này sẽ không sử dụng bộ lặp được ước tính là 200m. Trường hợp nếu như sử dụng bộ lặp thì khoảng cách tối đa lúc này có thể lên tới 800m. Số điểm tối đa nếu như không sở hữu bộ lặp sẽ là 32, nếu như có bộ lặp sẽ là 127.
Profibus hiện đang sở hữu 3 kiểu giao thức bao gồm như sau: Profibus DP, Profibus PA, Profibus FMS. Trong đó thì Profibus DP được sử dụng nhiều nhất ngày nay. Để có thể hiểu rõ về 3 giao thức này hãy để chúng tôi giải thích nhé!
Profibus DP
Đây được biết đến là bus có nhiệm vụ giúp cung cấp thiết bị hỗ trợ cả tín hiệu tương tự, đồng thời là tín hiệu phân tán. Profibus DP được sử dụng phổ biến đối với đa dạng các hệ thống I/O, điều khiển động cơ cũng như biến tần. Chúng hoạt động dựa trên giao diện RS485 đạt tiêu chuẩn, được bổ sung thêm đa dạng những đặc điểm phù hợp với ứng dụng của quá trình đọc cũng như ghi dữ liệu.
Profibus PA
Đây chính là Fieldbus sở hữu chức năng toàn diện, được sử dụng cho thiết bị cấp quá trình. Profibus PA truyền thông sở hữu tốc độ lên đến 31,25Kbp, phạm vi tối đa ở đây chính là 1.900m/phân đoạn. Chuẩn này sẽ được thiết kế dành cho đa dạng những ứng dụng Intrinsically Safe.
Profibus FMS
Đây là bus điều khiển đã được sử dụng trong giao tiếp giữa DCS cùng với hệ thống PLC. Đây là giao thức cũng được nhiều người đánh giá cao trong quá trình sử dụng.
Profibus sở hữu rất nhiều ưu điểm với nhau. Chính vì vậy chúng được sử dụng đặc biệt nhiều trong đa dạng các hệ thống điều khiển điển hình như tự động công nghiệp. Đặc biệt là Profibus DP được sử dụng trong các nhà máy công nghiệp điển hình như điện, xi măng, hóa chất, chế biến,…
Giao thức Modbus RTU
Giao thức Modbus RTU ở đây được hiểu chính là giao thức mở được sử dụng đường truyền vật lý RS232 hoặc sử dụng RS485 cùng với mô hình ở dạng Master-Slave. Modbus chính là giao thức truyền thông được hoạt động ở tầng Application. Đồng thời cung cấp cho người dùng khả năng truyền thông Master/Slave giữa đa dạng các thiết bị kết nối qua các bus hoặc kết nối qua network.
Modbus RTU được đặt tại lớp 7 trên mô hình OSI. Đó là một bản tin Modbus RTU sẽ có 1 byte địa chỉ, 1 byte mã hàm, n byte dữ liệu, 2 byte CRC với đa dạng những chức năng cũng như vai trò như sau:
Bye địa chỉ
Byte này giúp người dùng có thể xác định được thiết bị mạng địa chỉ được nhận dữ liệu với Slave. Hoặc cũng có thể dữ liệu nhận được từ địa chỉ nào đó với Master. Đây được biết là địa chỉ được quy định từ 0-254.
Byte mã hàm
Byte mã hàm này được quy định từ Master để giúp xác định được những yêu cầu dữ liệu từ thiết bị Slaver điển hình như mã 01 – đọc dữ liệu lưu trữ ở dạng Bit, mã 03 tức là đọc dữ liệu thời ở dạng Byte, mã 05 có nghĩa là ghi dữ liệu 1 bit vào với Slave, mã 15 chính alf ghi dữ liệu nhiều bit vào với Slave.
Byte dữ liệu
Byte dữ liệu lúc này sẽ có nhiệm vụ trong việc xác định dữ liệu để có thể trao đổi giữa Slave cùng với Master.
Đọc dữ liệu
Master – 2 byte địa chỉ dữ liệu cùng với 2 byte độ dài của dữ liệu, Slave – 2 byte địa chỉ dữ liệu, 2 byte độ dài của dữ liệu cùng với n byte dữ liệu đã đọc được.
Ghi dữ liệu
Master – 2 byte địa chỉ của dữ liệu, 2 byte độ dài dữ liệu cùng với n byte dữ liệu đã cần ghi, Slave – 2 byte địa chỉ dữ liệu, 2 byte độ dài của dữ liệu, Byte CRC cùng với 2 byte kiểm tra lỗi hàm truyền, đồng thời cách tính Byte CRC 16 bit.
Sự khác nhau cơ bản giữa giao thức Modbus TCP cùng với Modbus RTU đó là:
-
Modbus TCP là giao thức được chạy ở cộng vật lý Ethernet.
-
Modbus RTU là giao thức được chạy ở cổng vật lý serial nối tiếp.
Giao thức Ethernet
Giao thức Ethernet chính là một dạng công nghệ truyền thống sở hữu vai trò dùng để kết nối đa dạng các mạng LAN cục bộ. Từ đó sẽ cho phép đa dạng các thiết bị giao tiếp với nhau qua giao thức bởi một bộ quy tắc hoặc một ngôn ngữ mạng dùng chung.
Đây chính là lớp giao thức data-link thuộc tầng TCP/IP, giao thức Ethernet đã cho thấy những thiết bị mạng có thể sẽ được định dạng và truyền lại các gói dữ liệu như thế nào, mục đích để các thiết bị khác trên cùng một phân khúc mạng cục bộ có thể phát hiện, nhận và xử lý đa dạng các gói dữ liệu. Giao thức này cũng được người sử dụng đánh giá cao tuyệt đối.
Trên đây, chúng tôi đã chia sẻ cho bạn giao thức truyền thông là gì. Đồng thời là các giao thức truyền thông phổ biến. Đây đều là những thông tin mà bạn cần nắm bắt về giao thức truyền thông. Hy vọng qua bài viết này bạn đã nắm rõ được khái niệm chính xác nhất của giao thức truyền thông cùng những thông tin liên quan đến giao thức truyền thông.